Số Phận Của Những Vườn Trà Trung Du Truyền Thống Sẽ Ra Sao ?
Chè trung du Thái Nguyên có nhiều đặc tính quý,bao năm qua, giống chè trung du Thái Nguyên đã làm nên thương hiệu chè Thái Nguyên với hương vị đậm đà không nơi nào có được
Hiện nay,cây chè trung du đang dần bị phá bỏ đi để trồng cây chè giống mới năng suất cao hơn, nước xanh hơn vậy có nên không ?
Chè trung du được trồng tại mảnh đất Thái Nguyên từ khoảng năm 1922
Giống chè Trung du có thân cây khỏe, dễ chăm sóc, có khả năng chống chịu sâu bệnh, chịu được rét, chịu nóng tốt; tuổi cây cao… Sản phẩm trà có vị thơm, ngọt hậu, được nhiều người xưa kia ưa chuộng
Sợi trà trung du xanh đen, gọn và xoắn chắc, nước trà xanh ánh vàng cánh mật,hương thơm ngọt đặc trưng mùi hoa rừng
Trà có hương vị độc đáo riêng không lẫn với bất kỳ loại trà nào khác, vị trước và sau đều dễ chịu với hương cốm ngọt ngào-đằm thắm.
Loại hương cốm đặc trưng riêng chỉ có ở trà trung du,trà được ví như linh hồn hay như nét văn hóa của con người làng nghề chè Thái Nguyên
Tuy nhiên chè Trung du cho năng suất thấp, sản lượng không ổn định, do nhiều nguyên nhân,Người dân chăm sóc và canh tác, khai thác nên lần lượt từng đồi chè trung du bị phá bỏ
Nhìn những vườn trà trung du cổ thụ hàng trăm năm bị phá bỏ,khó ai có thể cầm lòng ấy thế mà chúng vẫn bị chặt hạ
Số phận những cây chè trung du ngày càng một thu hẹp,bởi lẽ,các loại chè giống mới, chè cành lại như LDP1, Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, Bát Tiên, TRI 777, chè Nhật Bản, chè Đài Loan… đã chiếm tỷ lệ trên 50% cơ cấu diện tích trồng chè khắp các vùng chè đặc sản của Thái Nguyên.
Trái ngược với những cây chè trung du đã già cỗi, nhiều chỗ thoái hóa, tỷ lệ cho búp thấp, chất lượng không cao giá thành sản phẩm không ổn định thì các loại chè giống mới lại có năng suất, chất lượng vượt trội, nhiều giống chè ngoại nhập có chất lượng đặc biệt, tính chất ưa thâm canh, chống sâu bệnh, giá bán cao mang giá trị kinh tế đáp ứng được thị hiếu của giới trẻ hẳn người già sẽ buồn lòng vì rồi đây chè trung du Thái nguyên dần chỉ còn trong ký ức.
Giữa tháng 6/2017 nhà tôi có pha đi một vườn trà trung du có tuổi đời gần 40 năm,rất nhiều người uống trà phản ứng,hết chê trách rồi nói tôi thế này không được,thế kia không đúng…có người ác miệng còn chửi tôi với lời lẽ chua cay và câu chuyện chặt,phá chè trung du của tôi trở thành chủ đề bàn tán của nhiều người,có cả những bạn hàng của tôi
Ngay lúc đó tôi nghĩ có lẽ mình sai khi phá ,bỏ những vườn trà trung du như thế và tôi im lặng,thế rồi cũng chính tôi phải tự mình phải đốn hạ những cây trà trung du tiếp theo vì chẳng ai cần tới nó
Tôi nhận ra họ chỉ nói vậy thôi !
Cái họ cần là những cánh trà nhỏ xoắn,nước xanh,mùi hương kia…những thứ mà chỉ có trà lai tạo mới làm được.
Vườn chè 40 năm, thậm chí có những vườn 50-60 năm đang bị phá bỏ như thế này đấy – mọi người có thấy xót không ạ ?
Vâng , xót chứ … nhưng mọi người xót 1 thì người nông dân chúng tôi xót 10. Chẳng có ai tự tay triệt nguồn sống của mình mà lại không xót cả !
Đa số mọi người sẽ đều đặt câu hỏi ” tại sao họ không gìn giữ và cải tạo nó tốt hơn ?
mà không đặt câu hỏi ngược lại là ” tại sao họ lại phải phá bỏ ?
Tư duy của người nông dân họ không giống tư duy của người làm kinh doanh, lại càng không thể suy nghĩ giống những nhà nghiên cứu. Vấn đề của họ đơn thuần là bài toán kinh tế … chỉ đơn giản là làm sao đủ ăn , làm sao cho thoát nghèo, và cuối cùng là mãi vẫn nghèo !
Với người làm kinh doanh thì cứ có lợi là làm !
Chè Thái Nguyên có thương hiệu sẵn rồi thì họ khai thác triệt để họ đâu cần tính đến bài toán ” làm thế nào để giữ thương hiệu ?
Làm thế nào để có lợi cho người nông dân ? ”
Họ chỉ những tính lợi cho họ thôi,âu đó cũng là lẽ thường .
Cái hương vị của thứ chè trung du xưa mà biết bao người đang tìm kiếm và mong được thưởng thức trở lại dù chỉ một lần,chỉ uống một lần mà nhớ mãi,chỉ tiếc cái thứ thật ngon tuyệt đỉnh ấy đang trên đường biến mất, vì làm ra mất quá nhiều công phu mà giá lại quá rẻ,rẻ không phải vì chất lượng kém mà rẻ vì số người biết thưởng thức ngày mỗi giảm.
Có lẽ trong thời đại ngày nay ai nấy cũng quay cuồng trong khối công việc dày đặc, trong nhịp sống bon chen.
Rồi đôi lúc người thưởng trà lại tự ngẫm,tự hỏi sao uống trà ngày nay không được ngon như ngày xưa,và bỗng nhiên giật mình khi thấy thời gian sao trôi nhanh quá, cái hương vị trà cổ truyền ngày nào chẳng còn tìm thấy nữa.