Lặng Thầm Giữ Lại Vị trà Thái Nguyên Xưa
Trà Thái Nguyên vị chát, thơm bùi, béo ngậy, nước xanh, ngọt giọng,ngọt đến cổ họng, chép chép miệng vẫn ngọt
Trà thái nguyên hương thơm nhẹ nhàng quyến rũ, lúc chén trà đang bốc khói, nâng lên ngang tầm mũi sẽ bị lôi quấn bởi cái hương cốm trà non, trà muốn ngon thì phải đủ bốn các yếu tố,
Một là, giống trà tốt
Hai là, hái đúng một tôm hai lá, một cá hai chừa,tính từ cuống trở lên, bỏ một lá vẩy cá, chừa hai lá xòe lại, lấy kẽ hai ngón tay (chứ không bấm ngắt) bẻ lấy hai lá hé và cái lá búp như con tôm cong lại, như thế gọi là “một tôm hai lá”.
Ba là, than củi đun,củi phải là củi sao trà không có mùi hương khi sao khô Chỉ sao bằng lửa than, chứ không dùng lửa củi, cánh trà sẽ thơm, không oi mùi lửa khói.
Bốn là, sao suốt. Ðây là khâu đặc biệt quan trọng. Nước có xanh, hương có thơm, vị trà chát ngọt hay không là ở khâu cuối cùng này
Một nghệ nhân làm trà có thể tiêu tốn nửa ngày chỉ sao được mấy lạng trà khô thành phẩm.
Thứ trà ấy, gọi là “trà đặc biệt”
Trà đem bán dẫu có ngon, vẫn chỉ là trà loại một
Giới sành trà phía Bắc ngày xưa chuộng trà mộc, Nước trà có màu xanh sãnh,uống xong vị đậm của trà còn đượm mãi nơi cổ họng
Sau khi uống cạn rồi, độ nóng còn gắt nơi lòng tay, bạn khẽ hít nơi thành chén, sẽ thấy một mùi hương tinh khiết kỳ lạ đó chính là, chè Thái Nguyên để mộc có mùi thơm tựa mùi mật ong rừng
Vào mùa chè xuân Thái Nguyên nước trà xanh, rất trong, ngỡ như nước chè tươi , thoáng nhìn tưởng pha không đậm, chè chưa ngấm, nước không đủ nóng, nhưng hãy thử một hớp nhỏ ta,bất chợt rùng mình vì cái nóng hôi hổi, cái vị chát khiêu khích, cái vị ngọt sâu thẳm làm khô vòm miệng, và trên hết là mùi hương hết sức dịu dàng.
Nhấp một chén trà như thế, nhỏ thôi, vào lúc sáng sớm, bất ngờ ta có cảm giác dịu dàng khác lạ
Những cảm giác của một thời hăm hở, xa xôi có thể trở về, quyện cùng làn khói mong manh bốc lên từ chén chè buổi sớm
Từ nhỏ mẹ tôi mỗi khi sao trà trên những chiếc chảo gang,với đôi tay trần cứ thế đảo đi đảo lại trên chảo sao trà,sao cho búp tái đều, rồi đổ ra chiếc nong lớn ,vẫn đôi bàn tay đảo lửa ấy lại ra sức vò xoắn thật kỹ từng búp chè để bớt đi phần nhựa của trà và tạo cánh trà ,vò cho tới khi những sợ trà duỗi ra,xoắn lại rồi rũ cánh trà cho tơi ra, tiếp tục cho lên chảo sao cho chè khô lại, chè gáy vụn để một nơi, chè lá già để một nơi, chè búp để riêng cho vào đảo tiếp tới khi thành phẩm bí quyết chủ yếu là điều chỉnh ngọn lửa cho vừa phải, lửa to dễ bị khét, lửa nhỏ dễ bị ôi
Cuối cùng là đánh mốc, ủ hương cho thành phẩm chính trà búp lúc này ngọn lửa trong lò phải tắt hoàn toàn u hương,dùng sức nóng của than củi , Mẹ xoa theo vòng tròn ,không vội vã, xoa đều, nhẹ nhàng, nâng niu, để búp chè khỏi gãy,đây là khâu quan trọng nhất, phẩm cấp, chất lượng chè được định đoạt ở khâu này.
Đến khi than trong lò hạ nhiệt, nắm trà lên bóp nhẹ,hương thơm ngọt dịu lan tỏa là được.
Trà sao xong được gói cẩn thận,đặt ở nơi thoáng mát, khô ráo, chừng 15 ngày hoặc một tháng thì đem ra uống, pha với nước mưa, hoặc nước giếng đá ong đủ độ sôi, đó là một thứ đồ uống tuyệt vời nhất, hấp dẫn và sang trọng,sao trà muốn ngon phải sao vào buổi sáng khi búp chè còn ướt sương đêm, hái chè về sao ngay
Đó là Cái hương vị của thứ chè xưa mà biết bao người đang tìm kiếm và mong được thưởng thức trở lại dù chỉ một lần,chỉ uống một lần mà nhớ mãi,chỉ tiếc cái thứ thật ngon tuyệt đỉnh ấy đang trên đường biến mất, vì làm ra mất quá nhiều công phu mà số người biết thưởng thức thì ngày mỗi giảm.
Có lẽ trong thời đại ngày nay ai nấy cũng quay cuồng trong khối công việc dày đặc, trong nhịp sống bon chen.
Rồi đôi lúc người thưởng trà lại tự ngẫm,tự hỏi sao uống trà ngày nay không được ngon như ngày xưa,và bỗng nhiên giật mình khi thấy thời gian sao trôi nhanh quá, cái hương vị trà cổ truyền ngày nào chẳng còn tìm thấy nữa.
Thế nhưng, nếu bạn bớt chút thời gian ghé về thăm làng chè thái nguyên, bạn sẽ thấy trà vẫn như vậy
Chẳng hề mất đi hay khác trước phần nào bởi ở đó chúng tôi vẫn còn ở đây lưu giữ và phát triển giá trị trà truyền thống của quê hương
Làng chè thái nguyên là một xưởng sản xuất gia đình tại làng nghề truyền thống chè La bằng thuộc huyện đại từ,tỉnh thái nguyên
Không ai rõ chính xác nghề trồng chè có từ bao giờ và vị tổ nghề là ai, chỉ biết rằng,chè La Bằng đầu hình thành từ thế kỷ 19
Các sản phẩm chủ yếu của làng nghề là những loại trà ngon thứ thiệt nhưng chủ đạo vẫn là dòng từ cây chè hạt hay còn gọi là trà trung du truyền thống
Tại La bằng hiện nay, nghề làm trà vẫn được chế biến một cách thủ công nên hương vị tự nhiên vẫn gần như được giữ trọn vẹn.
Từ khâu lựa chọn nguyên liệu cho đến khâu chế biến và đóng gói thành sản phẩm là cả một quá trình đòi hỏi sự tỉ mỉ, chau chuốt và cẩn thận từ đôi bàn tay khéo léo.
Ngay từ khi bước qua cánh cổng làng, bạn sẽ thấy bạn sẽ thấy một khung cảnh thanh bình chạy dọc theo con đường làng là những đồi chè xanh trải rộng,bên cạnh những ngôi nhà là những làn khói tỏa ra từ những chiếc bếp sao trà truyền thống
Trong hoàn cảnh những giống trà lai,các thiết bị máy móc hiện đại được đầu tư và áp dụng để chế biến trà thì làng chè thái nguyên vẫn luôn trân trọng lưu giữ phát triển vị trà thái nguyên cổ truyền đúng nghĩa.
Bằng tất cả nhiệt huyết và lương tâm, làng chè thái nguyên mong muốn đem tới cho quý vị những gói trà có chất lượng tốt nhất.
Chúng tôi hy vọng các quý vị uống trà tiếp tục được thưởng trà ngon, và truyền thống uống trà trong mỗi gia đình việt sẽ không bị mai một và mất dần theo năm tháng.